Thursday 18 October 2012

Văn hóa tín ngưỡng Việt!


[12.09.10]

Cái số mình trước nay vốn hay kiểu no dồn đói góp. Mấy tuần trước than thở là thèm đi chùa, y như rằng thì 4 ngày vừa qua mê mải đi khắp đình nọ đến chùa kia, từ Hà Nội đến tận Nam Định, Thái Bình. Nhưng mà có thế mới lại ngộ thêm đc nhiều nét "đáng yêu" của văn hóa tín ngưỡng Việt.

Chùa chiền- miếu mạo, có lẽ chỉ sau bệnh viện là nơi thể hiện rõ nhất cái sự đông đúc và đa dạng của dân số Việt Nam. Vào bãi gửi xe của chùa, hàng trăm xe nằm tăm tắp, đủ các biển số của từng vùng miền. Và vì anh em các miền cùng tụ tập dưới 1 bầu trời, người Việt ta lại thể hiện tình đoàn kết bằng cách chen vai thích cánh, người trước đẩy người sau, người sau dẫm lên người sau nữa, cốt để cắm đc nén hương, đặt đc giọt dầu, để đc gần các ngài phật thánh hơn tí nữa hay tốt hơn cả là "sờ" đc vào các vị  ấy!

Người Việt ưa thành tích trong trường học đã đành, thế mà lên chùa cái bệnh đấy cũng rõ mồn một ra. Cứ thấy chỗ nào có 1 đám đông mê mải đứng xếp hàng là biết ngay rằng họ đang chờ ghi tên xin phiếu công đức. Đấy giá mà dân ta đi đâu cũng xếp hàng ngay ngắn, kiên nhẫn như thế thì có phải tốt ko? Ừ thì thành tâm giúp nhà chùa nhưng mà nhiều khi tấm phiếu công đức cũng giống cái bằng khen. Chắc họ ko mang về nhà cho vào khung treo lên tường nhưng mà các bà, các cô, các chị sẽ đút vào túi, vào ví để gặp ai lại có cái bằng chứng mà rằng: tôi ăn ở hiền lành, phúc đức lắm, lúc nào cũng cúng tiến cho chùa, thế nên mới làm ăn phat đạt thế này. Giả may mà ko phát đạt thì lại có cớ mà rằng: Đấy tôi ăn ở thế đấy mà trời phật ko có mắt!

Xong rồi lại còn có kiểu, nhà chùa bắc loa giữa sân, trước lư hương to đùng mà kêu tên từng người rằng: anh Nguyễn Văn A= 100k, chị Lê Thị B= 50K...blah blah rồi chốt lại 1 câu: Xin chân thành cảm ơn quý khách, chúc quý khách mọi điều an lành. Xin phép đến đây cho mình đc cười =)) thế này thì có khi mấy bác đấy thấy oai gần bằng đc lên TV í nhỉ?

Để đi sâu đi xa tìm hiểu tâm tư tình cảm của nhân dân, mình đã bon chen lại gần nghe xem người người nhà nhà lên chùa cầu xin gì. Sơ bộ thì thấy rằng 10 đôi dắt nhau lên chùa, thì 8 đôi cầu tình duyên (nói thẳng ra là làm sao trói đc con ấy/ thằng ấy), 2 đôi còn lại thường là hiếm muôn xin con cầu tự. Các bác tuổi trung niên, người thành phố thì xin bán đc nhà, lướt tí sóng, còn các bác nông thôn thì giản dị thôi, tậu đc con trâu hay bán đc lứa lợn. Ấy nhưng mà ai cũng thành tâm cả, tức là trước phật tổ, ko đẻ đc con, ko lấy đc chồng/ vợ, thiểu hụt về tinh thần lẫn vật chất đều nguy hiểm như nhau! Ấy ai bảo vào chùa là thanh thản, căng thẳng ra phết!

Thêm 1 phát hiện nữa là chùa chiền, đình miếu Việt là hay kiểu đa thần thánh lắm, cái gì cũng đáng tin đáng thờ. Thờ phật, thờ thánh, thờ cha, thờ mẫu, thổ công, hà bá, ra đến ngoài cửa, lại có tượng con hổ trắng cho vào lông kính ghi bia hay thậm chí cả tượng Tôn Ngộ Không đang trèo 1 cành đào giả! Thế mới biết người Việt giàu đức tin và cả tin!

À cuối cùng là khuyến cáo các chị em vào chùa là cấm kị mặc váy dù váy có dài đến đâu :)). Ai đời đứng trước cửa thờ đức vua cha, anh nhân viên trông chùa lại cứ tay giữ cửa, mắt soi gái, miệng tà lưa các kiểu. Và mình cũng vì đức tin, cũng sợ báng bổ thần thánh nên đâm ra chỉ dám lườm nguýt chứ chưa dám cất lời chửi anh í câu nào! Đáng lẽ người ta nên đầu tiên dạy đạo Phật cho những người hàng ngày "ở bên" Phật như thế! Đấy đến như mình ranh con còn biêt Tham- Xâm- Xi là chết!

Nói cho vui và nói thật thế chứ mình vẫn thấy đức tin và tôn giáo là quan trọng vì lúc còn nhỏ mình quen sáng dậy thấy bà mặc áo nâu ngồi tụng kinh mê mải :D. Văn hóa tín ngưỡng đã đi vào nếp ở, nếp nghĩ của người Việt nhưng có lẽ cũng đến lúc (có khi từ lâu rồi) đi vào quy hoạch như tất cả những thứ văn hóa khác của Việt Nam :)

No comments:

Post a Comment